Skip to content
XuanthanhSC XuanthanhSC

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Chính sách bảo mật
XuanthanhSC
XuanthanhSC

mẫu đặt cọc mua đất
29/12/2022

Mẫu đặt cọc mua đất chuẩn và những lưu ý khi đặt cọc mua đất

Mẫu đặt cọc mua đất là điều rất cần thiết trong việc mua bán bất động sản. Hiện nay, thị trường bất động sản vô cùng sôi động, ai ai cũng muốn sở hữu cho mình mảnh đất riêng. Giấy cọc mua đất sẽ giúp đảm bảo cho hợp đồng mua bán đất được thực hiện theo đúng giao kèo. Để có câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Xuân Thanh SC nhé!

Nội dung về hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

mẫu đặt cọc mua đất
Nội dung mẫu trong hợp đồng để đặt cọc thường bao gồm: Thông tin của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc; Tài sản đặt cọc; tiêu chí đặt cọc; Thời hạn đặt cọc; Quyền và nghĩa vụ hai bên; Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc; Phương thức giải quyết tranh chấp và Chữ ký của hai bên.

Các hợp đồng mua bán nhà đất luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thứ nhất, việc mua, bán và chuyển nhượng nhà đất hay căn hộ có giá trị từ vài trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng. Thông thường, đời người chỉ thực hiện một vài lần việc mua, bán đất và giao dịch nhà đất này. Tuy nhiên, mỗi lần lại là một bài toán cân não, hóc búa bởi sự rủi ro, phức tạp mà nó ẩn chứa. Để hạn chế tối đa việc này, chọn lựa biện pháp hiệp đồng là tối ưu nhất cho quý vị.

mẫu đặt cọc mua đất

Các rủi ro có thể phổ biến khi mua đất và bán đất (có thể bên mua nhà đất gặp nhiều rủi ro hơn bên bán nhà đất)

(i) Giấy tờ (hợp đồng) đặt cọc khi mua bán đất không công chứng

(ii) Bên bán nhà đất yêu cầu những điều kiện gây khó dễ cho bên mua

(iii) Có trường hợp gặp phải việc cầm vào giấy tờ giả mà bên mua không biết.

(iv) Rủi ro khi đặt cọc nhưng mua nhà đất thuộc diện thế chấp ngân hàng

(v) Mua nhà dự án và bên mua đã đặt cọc, nộp tiền cọc theo đúng tiến độ cho bên bán nhưng dự án bị treo.

(vi) Khi mua nhà đất xong thì bên mua nhà đất hoàn tất nghĩa vụ đặt cọc mua đất, trả tiền nhưng chưa nhận được giấy tờ chứng nhận của bên bán nhà đất.

Một số trường hợp chú ý khi bán đất và đặt cọc mua đất

Bên A được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, muốn chuyển nhượng quyền đó cho Bên B. Hai bên tiến hành đặt cọc nhưng không làm hợp đồng với nhau mà chỉ có giấy biên nhận theo mẫu Bên B đã nhận tiền từ Bên A => Hệ quả là khi Bên A lợi dụng nguồn tiền từ Bên B sau đó không muốn chuyển nhượng nữa thì Bên B không thể có quyền phạt cọc.

1. Không có hợp đồng đặt cọc giữa hai bên

Bên A và bên B làm hợp đồng đặt cọc nhưng không quy định cụ thể thời gian thực hiện giao kèo mua, bán chuyển nhượng và thời hạn đặt cọc. Nhìn thấy được kẽ hở trong việc đặt cọc, Bên A giữ tiền cọc và nhiều lần hứa hẹn thực hiện việc chuyển nhượng cho Bên B. Tuy nhiên sau 7 năm thì Bên A mới chịu trả tiền cho Bên B và tất nhiên không có 1 đồng lãi và phạt giao kèo nào cả => Hệ quả là Bên B đi đòi lại tiền trong 7 năm.

A và B làm hợp đồng đặt cọc – đặt cọc mua đất có công chứng, chứng thực bằng giao kèo mẫu có sẵn của một bên môi giới. Hợp đồng đặt cọc mua đất này được chia làm 4 giai đoạn để đặt cọc tiền, A hứa hẹn với B sau khi hiến đất để làm đường và có lựa chọn của cơ quan nhà nước thì sẽ thực hiện đặt cọc lần 3 (mảnh đất sẽ có 2 mặt tiền rộng và lợi thế rất rộng rãi nên giá trị đất khi B thỏa thuận mua cũng cao hơn giá trị thực tế).

Sau này, vì không thực hiện được việc hiến đất để làm đường nên A và B diễn ra tranh chấp khi bán và mua đất. Trong hợp đồng giao kèo mẫu không quy định rõ nếu không thực hiện được việc trên thì A và B có tiếp tục việc mua đất, bán, giao, nhận và chuyển nhượng hay không => Hệ quả là mâu thuẫn và phải đưa nhau ra Tòa án giải quyết trong nhiều năm và vẫn chưa có kết quả.

Còn rất nhiều những trường hợp khác về đặt cọc mà việc giới hạn bài viết không cho phép. Chính bởi thế, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn cho mình 1 bản hợp đồng phù hợp với các điều khoản chặt chẽ và logic sẽ hạn chế xảy ra tranh chấp, rủi ro và bảo đảm được quyền lợi đối với quý vị.

2. Có hợp đồng đặt cọc nhưng một số điều khoản không chặt chẽ, dẫn đến các bên dễ có tranh chấp diễn ra.

Mẫu đặt cọc mua đất – Hợp đồng mua bán đất

mẫu đặt cọc mua đất mẫu đặt cọc mua đất mẫu đặt cọc mua đất mẫu đặt cọc mua đất

Bài viết của Xuân Thanh SC đã cung cấp đầy đủ các thông tin về mẫu đặt cọc mua đất. Thông qua đây, hy vọng bạn có thể có thêm được nhiều kiến thức hơn về vấn đề này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài.

Xem thêm: 1 ha bao nhiêu m2

Tin tức

Điều hướng bài viết

Previous post
Next post

Chuyên mục

  • Tin tức
©2023 XuanthanhSC